Kiểm tra trạm bơm Yên Khê cuối tuyến cống liên phường Q.Thanh Khê (TP.Đà Nẵng) vừa qua,ốngngậpphảiđồngbộlich am đoàn kiểm tra đặt ra hàng loạt vấn đề phải giải quyết chung cho hệ thống bơm thoát nước cũng như các cửa phai, để nâng cao hiệu quả thoát nước.
Trạm bơm này có 6 máy, trong đó 5 máy hoạt động, 1 máy dự phòng nhưng đến nay chưa có phương án vận hành khi mất điện. Tại TP.Đà Nẵng đã từng có nhiều bài học, trạm bơm hỏng máy, cửa phai gặp sự cố không vận hành khiến nước dồn ứ ngập trong khu dân cư.
Nghịch lý ở chỗ, khi mưa lớn, ngập nặng luôn kéo theo mất điện dẫn đến trạm bơm tê liệt, mất tác dụng ngay thời điểm cần đến trạm bơm nhất. Nhiều đơn vị vin vào chuyện sẽ thuê trạm biến áp, máy phát điện nhưng quên mất một điều: khi bão đổ bộ, có tiền cũng không thuê được, chưa kể lúc này các trang thiết bị phải tập trung cho các đầu não chỉ huy, các nơi cần kíp hơn như bệnh viện, cấp cứu...
Do đó, công trình ứng phó thiên tai cần đồng bộ cả khâu dự phòng, thậm chí đào tạo cho người dân địa phương có thể hỗ trợ đội ngũ vận hành trong trường hợp "nước xa không cứu được lửa gần".
Từ trước mùa mưa, các cấp, ngành ở TP.Đà Nẵng đã chủ động, liên tục ra quân nạo vét kênh rạch, hệ thống cống từ sớm nhưng vẫn chưa đủ giải quyết tình trạng ngập sau mỗi trận mưa lớn. Nguyên nhân vẫn là chưa đồng bộ trên tổng thể nạo vét toàn thành phố, thiếu kịch bản, "nhạc trưởng" chỉ huy theo từng tuyến, từng khu vực chính, phụ, các nhánh xương cá. Thành ra, khi mưa lớn thì hiệu quả khớp nối toàn hệ thống chưa cao, nước vẫn tắc cục bộ nhiều đoạn.
Do đó, cần thiết đồng bộ một bản đồ quản lý các tuyến cống trên toàn thành phố và có kế hoạch nạo vét chung trên toàn địa bàn, làm cơ sở cho các quận huyện, xã phường căn cứ vào đó mà triển khai đồng bộ theo phân cấp quản lý tuyến cống.